Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Sự phá vỡ hoàn toàn một cấu trúc


Xã hội Việt Nam có thể nói là  đã bị phá vỡ tất cả mọi cẫu trúc của nó, nhất là về mặt văn hóa. Nhớ lại câu truyện hồi sinh viên, khi chúng tôi ngồi bàn luận về hướng tiến thân trong công việc sau này, khi đã ra trường. Tất cả chúng tôi đều sẽ là kỹ sư điện tử viễn thông, một chuyên ngành hot khi đó.
Có một cậu nói rằng họ nhìn thấy trong ngành viễn thông có một số người rất giỏi nhưng không hiểu sao không được cất nhắc lên vị trí cao. Trong khi một số học tại chức, chuyên tu, về cơ quan lại có giá hơn và có tương lai hơn?
Trước câu hỏi đó có một cậu khác nói rằng, đó chỉ là vài trường hợp đặc biệt, còn phần đông những người giỏi đều được mọi người biết đến và xã hội phải có một cơ chế gì đó cho người giỏi đứng ở vị trí kiến trúc hệ thống chứ? Theo cậu này, rõ ràng là xã hội sẽ có cơ chế nhận biết, và một cách dân chủ nào đó đưa người có khả năng lên nắm ở khâu mà họ giỏi! Cậu này rõ ràng là quá ngây thơ, như bao sinh viên khác. Nhưng chúng tôi khi đó bị phân hóa thành hai phe trong tranh luận, một số không đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên, không ai có lý lẽ để phản biện lại ý kiến trên.
Tôi và một cậu khác lại đưa ra một ý kiến khác có phần dễ áp dụng hơn. Tôi nói rằng giỏi thì giỏi cũng cần phải có “minh chủ”. Và việc phò tá một minh chủ nào đó có vẻ an toàn hơn. Sau nữa, phải biết chọn mặt gửi vàng. Phải biết chọn cho mình đúng Minh chủ! Tôi đưa ra lý do này là vì tôi không thấy người ta bầu báng ai đó một cách công khai, mặc dù tôi rất thích cách này. Có một vài cậu khác rất đồng tình với cách này của tôi, khi muốn tiến thân trong công việc cũng như kỹ thuật. Một trong số họ nói như hét lên, không tìm cho mình được Minh chủ thì có nước chờ chết! Còn những cá nhân bị bắt do có liên quan trong các vụ án kinh tế lúc đó mà một số tờ báo đưa tin chẳng qua là họ đã không biết tìm đúng Minh chủ tốt cho mình mà thôi!
Nhưng thế nào là một “Minh chủ tốt” lại là một khái niệm bị bỏ qua!
Chúng tôi khi đó cũng tranh luận bừa thế thôi chứ cũng chẳng biết quái gì là đúng sai trong hệ thống công chức của chính quyền CSVN dựng lên.
Nói đến đây để thấy rằng một số trong chúng tôi, vô tình hay hữu ý, đã “đâm đầu” vào nền “đức trị” từ bao giờ không biết!
Rủi ro của một nền đức trị thuần túy(phong kiến) như thế nào thì mọi người đã biết. Lý do nhỏ thì kẻ đứng đầu không có năng lực. Lý do lớn thì, đơn giản đó là lỗi của một hệ thống, khi cái hệ thống đó phình to quá mức. Cái hệ thống lớn đến độ khủng khiếp, đi từ sản xuất vĩ mô, vi mô, tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản , đầu tư vĩ mô, vi mô..
Nơi mà chỉ có một nền dân chủ mới quản trị nổi, nơi mà mỗi người chỉ phải chịu trách nhiệm ở một khâu nhất định nào đó.
Rõ ràng là trong cuộc tranh luận của đám sinh viên chúng tôi đã chia ra hai phe, một theo đuổi dân chủ, một vẫn còn tàn tích của đức trị. Số theo đức trị chỉ bởi vì đơn giản là quán tính của văn hóa, cũng như sự kém cỏi trong việc xây dựng tính dân chủ một cách có hệ thống, mang tính văn hóa. Hoặc trong số họ bị buộc phải bỏ đi tinh thần dân chủ trong một sự thỏa hiệp với môi trường sống, hoặc đơn giản là tư duy về “miếng đớp”. Trong số những kẻ còn sót một ít nền đức trị, một cách thụ động, có tôi, và tôi lúc ấy cũng chẳng biết tại sao lại thế!
Có thể nói chính quyền CSVN đang vận hành một bộ máy mang nặng tính đức trị. Họ thường rêu rao về “đạo đức HCM” như một lá bùa hộ mệnh, chứ không phải việc dẫn dụ pháp luật hay hiến pháp!
Hậu quả là, những việc như này thực ra đã làm cho quán tính của một nền đức trị trong quá khứ phong kiến vẫn còn nặng trong dân chúng, thay vì áp dụng một mô hình quản trị Cộng hòa Dân chủ, nơi mà mọi việc cần phải được bàn bạc một cách dân chủ dựa trên đầu phiếu!
Ta đã biết, trong cơn đại suy thoái của các nền đức trị phong kiến đã đẩy phần lớn nhân loại tụt hậu so với các nền pháp trị cộng hòa mới nổi. Trong bối cảnh đó, tiền thân của chính quyền CSVN đã chọn một con đường thứ ba, Cộng Sản triết, là một lý thuyết được pháp triển bởi triết gia người Đức, Karl Mark.
Nhưng sau khi đắm đuối trong cơn say lý thuyết của một gã chưa học về quản trị rủi ro, chóp bu của Đảng CSVN đã nhận ra rằng họ không có lý do phải trung thành với Cộng Sản triết. Đổi mới sang kinh tế thị trường là một tuyên bố như thế. Nhưng thay vì chuyển hẳn sang một mô hình cởi mở dân chủ pháp trị cùng với kinh tế tự do, thì đảng CSVN lại cố lái nền chính trị đi về một hướng khác, hướng X.
Hướng X là hướng nào, nếu sau khi đã từ chối dân chủ pháp trị với “sự phê phán bằng vũ khí” trong tay, và miệng thì vẫn gào thét “pháp luật là một biểu hiện của bất công xã hội”?
Với tất cả những lý do như vậy thì hướng X mà đảng CSVN sẽ dẫn dắt dân tộc VN theo hướng nào đây?
Trẻ con cũng nhận ra, X chính là hướng đức trị phong kiến, một tàn tích của Khổng Giáo Đông Á!
Bạn sẽ nói rằng đó là một sự điên rồ. Rằng người ta không thể nào áp dụng lại một mô hình quá khứ đã lỗi thời.
Nhưng bạn sẽ phải đối mặt với một câu hỏi của tôi, ngay bây giờ đây, rằng là hướng nào nếu không phải hướng đức trị sau khi đã phủ định pháp trị Cộng Hòa?
Bạn sẽ lúng túng, bế tắc. Vì nếu không như thế, rõ ràng bạn chưa có tư duy về quản trị hệ thống! VÀ đơn giản là bạn cũng đang như con Ong thợ, được chỉ định cho một công việc gắn với một thứ tựa như “cấu trúc sinh học tự nhiên” mà đàn Ong giao cho, chứ không phải là con người tự do.
Vì ngay như một con Ong có trách nhiệm chúng cũng tự hỏi rằng, liệu cái cấu trúc của đàn Ong như thế có an toàn không?
Trở về với vấn đề đảng CSVN quay về với Đức trị Phong kiến sau khi đã phủ địch pháp lý.
Thật vậy, đối với một con người tự do,  anh ta phải có quyền tự do chính trị.  Điều này cùng một logic rằng anh ta đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Nhưng không may thay, đảng CSVN đã không cho những người như thế được cạnh tranh một cách công khai, công bằng với người trong nội bộ đảng CS. Điều này cũng giống như việc ai đó ngoài hoàng tộc lại muốn lên làm vua. Đảng CS chỉ là một hình thức mở rộng mô hình hoàng tộc mà thôi, trong bối cảnh một xã hội “phình to” về cấu trúc.
Nhưng có một điều tệ hại đã sẩy ra. Cho dù đảng CSVN rất khôn ngoan trong việc duy trì quyền lực thống trị. Nhưng điều tệ hại đó vẫn xẩy ra, đó là làm thế nào để đưa một ông vua lên thay thế trong khi đảng viên CS, người nào cũng muốn bước lên vị trí đó?
Và một hình thức đấu đá nội bộ đã xẩy ra. Nhưng với một bề ngoài được gọi với một cái tên khá văn minh là “bầu cử” và tất nhiên là bầu cử theo cơ cấu quyền lực, trong một sự thỏa hiệp trước đó.
Có thể nói hệ thống Đức trị của CSVN tạo ra còn giả tạo và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn cả nền Đức trị Phong kiến lạc hậu ngày nào.
Trong khi nền Đức trị Phong kiến có quan hệ vua tôi để ràng buộc tương đối về mặt đạo đức trong trốn quan trường thì nền Đức trị XHCN lại là thứ ba rọi khi quyền lực thống trị lại thuộc về một phe nhóm đấu đá giỏi. Cùng logic đó, xã hội Đức trị XHCN chỉ là một môi trường đấu đá, phe nhóm. Và lẽ tất nhiên những kẻ đấu đá giỏi nhất, nhiều thủ đoạn nhất, sẽ tổn tại và tồn tại tốt. VÀ chỉ còn sự thủ đoạn thống trị.
Hay nói đúng hơn nhà nước Đức trị CSVN là một nhà nước của đám thủ đoạn, hay sự thủ đoạn đã cướp mất quyền lực nhà nước, hay nhà nước của những sự thủ đoạn.
Có ai đó, hoặc lúc nào đó, mơ hồ rằng sẽ tìm kiếm được một Minh chủ trong cái hệ thống toàn đấu đá và thủ đoạn này chăng? Mà đôi khi chúng được nhắc đến với một cái tên cũng khá văn minh: “bầu cử”?
Sẽ là như thế nào nếu một xã hội được thống trị bằng những thủ đoạn?
Đấy chính là sự tự phá vỡ của một cấu trúc, hoặc cấu trúc đã bị phá vỡ vì tính kém bền vững của quản trị hệ thống. 
PhamTrongHinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét